Ô tô vượt đèn vàng là một trong những lỗi thường gặp khi tham gia giao thông. Vậy lỗi ô tô vượt đèn vàng bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng nội thất ô tô Dũng Vương tìm hiểu chi tiết về vấn đề ô tô vượt đèn vàng phạt bao nhiêu trong bài viết dưới đây.
Quy định về đèn tín hiệu giao thông hiện nay
Trước khi tìm hiểu xe ô tô vượt đèn vàng phạt bao nhiêu, chúng ta hãy cùng nhau xem quy định về đèn tín hiệu giao thông hiện nay. Theo khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008, tín hiệu đèn giao thông được quy định rõ ràng với 3 loại màu sắc như sau:
- Tín hiệu đèn xanh là cho phép phương tiện tham gia giao thông được đi.
- Tín hiệu màu đỏ là báo hiệu các phương tiện tham gia giao thông dừng lại.
- Tín hiệu vàng là phải dừng trước vạch dừng, trong một số trường như đã đi quá vạch dừng hoặc đèn vàng nhấp nháy thì được phép đi tiếp nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát đồng thời nhường đường cho người đi bộ.
Bên cạnh đó, đèn tín hiệu giao thông cũng được giải thích rõ trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT như sau:
- Tín hiện đèn xanh: Phương tiện tham gia giao thông được đi.
- Tín hiệu đèn đỏ: Phương tiện tham gia giao thông bắt buộc phải dừng lại trước vạch hoặc đèn tín hiệu theo chiều đi.
- Tín hiệu vàng: Phương tiện tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng, ngoại trừ trường hợp đã đi quá vạch hoặc nhận thấy nếu dừng lại có thể gây nguy hiểm.
Có thể thấy, đã có những quy định rất rõ về các loại đèn tín hiệu giao thông nói chung và đèn vàng nói riêng. Tuy nhiên, có rất nhiều người tham gia giao thông chỉ quan tâm đền 2 loại đèn là đèn xanh và đèn đỏ mà không chấp hành tín hiệu đèn vàng cũng có thể bị xử phạt theo nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Mức phạt sẽ khác nhau tùy trường hợp. Cụ thể ô tô vượt đèn vàng phạt bao nhiêu sẽ có dưới đây.
Ô tô vượt đèn vàng phạt bao nhiêu tiền?
Ô tô vượt đèn vàng phạt bao nhiêu là câu hỏi được nhiều người tâm. Tại điểm a, khoản 5, điều 5 trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP được áp dụng từ ngày 01/01/2020 đã quy định rõ người điều khiển ô tô không chấp hành tín hiệu sẽ bị phạt từ 3 – 5 triệu đồng và bị tước bằng lái xe từ 1 – 3 tháng hoặc 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Cụ thể lỗi ô tô vượt đèn vàng phạt bao nhiêu sẽ được xem xét trên tình huống cụ thể mắc lỗi của chủ xe. Vì thế mà với mỗi trường hợp khác nhau sẽ có mức phạt khác nhau.
Như vậy, có thể thấy mức phạt cho lỗi ô tô vượt đèn vàng cao gấp 3 lần so với trước đây, mức phạt cao nhất lên tới 5 triệu trong khi mức phạt cũ cao nhất chỉ là 2 triệu. Ngoài ra, với quy định mới chủ xe còn bị tước giấy phép lái xe tới 4 tháng.
Hiện nay, đa phần các cột đèn giao thông đều có đèn đếm ngược, do vậy bạn nên chủ động dừng xe khi sắp thấy tín hiệu đèn vàng. Đối với những trường hợp không có đèn đếm ngược thì bạn nên giảm tốc và chú ý xung quanh khi đến gần ngã tư. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông khác mà còn cho bản thân.
Trong trường hợp phạt nguội, ô tô vượt đèn vàng phạt bao nhiêu?
Phạt nguội là một biện pháp xử phạt được áp dụng đối với những trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ. Quyết định xử phạt không được thực hiện trực tiếp tại hiện trường mà dựa trên bằng chứng là hình ảnh được ghi lại bởi hệ thống camera được lắp đặt trên các tuyến đường. Điều này nhằm đảm bảo tính công bằng và chính xác trong quá trình xử lý vi phạm giao thông.
Việc áp dụng hình thức xử phạt nguội như vậy giúp tăng cường giám sát và quản lý giao thông một cách hiệu quả hơn, đồng thời là biện pháp khuyến khích người tham gia giao thông tuân thủ luật lệ và nâng cao an toàn trên đường. Cùng với đó, việc áp dụng phạt nguội theo hình ảnh camera cũng giúp giảm gánh nặng cho cơ quan chức năng khi xử lý các vụ vi phạm giao thông.
Trong trường hợp người lái xe vượt đèn vàng và hệ thống camera ghi nhận được hành vi vi phạm này, người đó có thể bị áp đặt mức phạt nguội. Mức phạt nguội sẽ tương đương với lỗi vượt đèn vàng xe ô tô mà nội thất ô tô Dũng Vương đã đề cập trong phần ô tô vượt đèn vàng phạt bao nhiêu.
Ô tô vượt đèn vàng có bị thu giữ xe không?
Bên cạnh lỗi ô tô vượt đèn vàng phạt bao nhiêu thì nhiều người còn thắc mắc lỗi này có bị thu giữ xe không. Theo điều khoản 2 và 3 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ phương tiện hoặc giấy tờ liên quan đến người điều khiển và phương tiện nếu vi phạm một trong những lỗi được quy định trong nghị định trên.
Theo khoản 6 và khoản 8 của Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, đối với trường hợp áp dụng hình thức xử phạt hành chính, người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ giấy tờ như bằng lái xe, giấy phép lưu hành phương tiện, giấy tờ khác liên quan đến phương tiện cho đến khi người vi phạm hoàn thành nghĩa vụ theo quyết định xử phạt.
Trong trường hợp tổ chức hoặc cá nhân vi phạm không có đủ giấy tờ, phương tiện vi phạm có thể bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ phương tiện là 7 ngày, tính từ ngày tạm giữ, nhưng trong những trường hợp phức tạp, xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Phương tiện bị tạm giữ để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt sẽ được trả ngay cho người bị xử phạt sau khi đã thi hành xong quyết định đó. Do đó, ô tô vượt đèn vàng có bị thu giữ xe không thì câu trả lời có nếu bạn không xuất trình được đầy đủ các giấy tờ liên quan đến xe.
Những xe được ưu tiên vượt đèn vàng
Đến đây chắc hẳn bạn đã biết ô tô vượt đèn vàng phạt bao nhiêu. Tuy nhiên, mức phạt này không áp dụng cho một số loại xe ưu tiên. Theo quy định tại Điều 22 Luật giao thông đường bộ 2008, để đảm bảo an toàn và ưu tiên cho các tình huống khẩn cấp, có 4 loại xe được ưu tiên được phép vượt đèn vàng khi thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể 4 loại xe đó là:
- Xe cứu hỏa.
- Xe quân sự hoặc xe công an đang làm nhiệm vụ khẩn cấp.
- Xe được xe cảnh sát dẫn đường.
- Xe cứu thương.
Kết luận
Trên đây là giải đáp chi tiết cho việc ô tô vượt đèn vàng phạt bao nhiêu. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về lỗi này để tránh bị xử phạt khi phạm, đồng thời đảm bảo an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông khác khi lái xe.